Có rất nhiều người không biết ngày lễ Thất Tịch là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp mọi câu hỏi trên của người dùng cũng như những việc nên và không nên làm trong ngày lễ Thất Tịch để các bạn biết nhé

Lễ Thất Tịch là ngày gì?

Ngày Thất Tịch là ngày lễ tình nhân ở phương Đông tức ngày 7 tháng 7 âm lịch theo Dương lịch, lễ Thất Tịch năm nay sẽ diễn ra vào ngày Thứ Ba, 25/8/2020.

Ngày này cũng là ngày gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, vào ngày này trời thường có mưa Ngâu để báo hiệu cho một ngày lễ truyền thống ca ngợi tình yêu nam nữ.

Ngày lễ này có rất nhiều tên gọi khác nhau như Ngày Thất Tịch, Khất Xảo Tiết, Thất Tỷ Đán, Xảo Tịch. Việt Nam ta còn có một cái tên rất hay cho ngày lễ này nữa là ngày ông Ngâu, bà Ngâu.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch

Đây là một ngày lễ có nguồn gốc xa xưa được người Hoa đem theo đến Việt Nam trong quá trình di dân của mình. Xung quanh ngày lễ này có rất nhiều câu chuyện hay nói về lễ tình yêu đặc biệt này.

Câu chuyện thứ nhất

Câu chuyện kể về một chàng chăn trâu nghèo hiền lành tốt bụng tên là Ngưu Lang và một cô tiên xinh đẹp chính là con gái út của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu tên là Chức Nữ. Vì quá si mê nhan sắc nàng mà anh chàng chăn trâu đã lấy bộ xiêm y của Chúc Nữ khiến cô không thể về trời được.

Cảm mến trước tình cảm của chàng và đồng ý kết duyên, ở lại cùng anh mong kết duyên trăm năm. Họ sống vài nhau rất hạnh phúc và có 2 người con. Nhưng hạnh phúc của họ cũng không được kéo dài, khi Tây Vương Mẫu biết được sự tình nên đã nổi giận sai thiên binh thiên tướng bắt nàng về trời.

Ngưu Lang vì quá yêu thương vợ, đã cùng với hai người con theo vợ lên trời. Khi họ gần chạm được vào nhau thì Tây Vương Mẫu lấy cây trâm của mình vạch giữ họ một đường thẳng,rồi biến thành dòng sông ngăn cách họ. hai người ngày ngày ngồi ở hai bên bờ sông ngóng trông nhau, hi vọng có thể được về với nhau.

Tình cảm của hai người sau nhiều sóng gió cuối cùng đã cảm động được Tây Vương Mẫu, bà liền sai Thái Bạch Kim Tinh truyền lệnh cho hai người 7 ngày có thể gặp nhau 1 lần.

Nhưng vì tuổi cao nên khi truyền lệnh của Tây Vương Mẫu, ông đã nói nhầm thành một năm gặp nhau 1 lần vào ngày mùng 7 tháng 7. Và như thế, vào ngày này họ được gặp nhau trên cầu Ô Thước, nước mắt vui mừng khi được gặp nhau của họ rơi xuống trần gian tạo thành những cơn mưa lất phất, gọi là mưa Ngâu.

Câu chuyện thứ 2

Câu chuyện kể về người con gái của Ngọc hoàng tên là Chức Nữ – là một cô gái xinh đẹp. đoan trang, cô ở phía Đông của dòng Ngân Hà . Và đặc biệt, cô có tài nghệ dệt vải rất tuyệt vời.

Hàng năm cô đều chăm chỉ bên khung cửi, dệt thành những bộ thiên y mỹ miều, trông rất đẹp mắt. Ngọc Hoàng thương con gái một mình cô độc, bèn hứa gả cho chàng trai chăn trâu tên là Ngưu Lang ở phía Tây sông Ngân Hà.

Sau khi đã thành gia thất, Chức Nữ suốt ngày chìm đắm trong tình vương vấn, vì yêu thương bó buộc mà không còn tâm trí tiếp tục dệt vải. Không còn là nàng Chức Nữ cần mẫn khi xưa chăm chỉ dệt nên những bộ xiêm y hoa lệ trên cung đình.

Nàng chẳng khác chi Tiên nữ trên thiên thượng bị rớt xuống cõi nhân gian. Vậy nên Ngọc Hoàng phẫn nộ, trách mắng và lệnh cho nàng phải quay về phía Đông dòng sông Thiên Hà. Ngài ra lệnh chỉ cho phép hai người được gặp nhau mỗi năm một lần. Họ gặp nhau vào ngày mùng 7/7 âm lịch hàng năm, ở cầu Ô Thước.

Cầu Ô Thước

Ở hai câu chuyện ở trên ta đều thấy có sự xuất hiện của cầu Ô Thước – cây cầu mà chàng Ngưu Lang gặp nàng Chức Nữ. Cũng giống như truyện về ngày 7/7, chiếc cầu này cũng có rất nhiều giai thoại.

Có một giai thoại kể rằng: chiếc cầu này được Ngọc Hoàng nhờ những người thợ mộc ở dưới trần gian làm. Nhưng do trong lúc làm, những người thợ mộc không chú tâm vào làm, chỉ suốt ngày lo cãi nhau.

Điều đó khiến cho tiến trình làm cây cầu chậm hơn so với thời gian quy định. Ngọc Hoàng đã tức giận và biến những người thợ mộc ấy thành những con quạ và phải xếp thành cầu cho Chàng Ngưu và Nàng Chức đi sang gặp nhau.

Những con quạ ấy vẫn đánh nhau chí chóe, khiến cho hai vợ chồng chàng Ngưu không đến được với nhau. Ngọc Hoàng ra lệnh nhổ hết lông ở trên đầu của chúng.

Vì thế mà đến tận bây giờ vào đầu tháng bảy âm lịch chúng ta có thể thấy rất nhiều con quạ bay trên bầu trời và trên đầu của chúng mùa này đều rụng hết lông.

Cũng có câu chuyện khác nói cầu Ô Thước là do con chim Ô Thước ở trên thiên đình do Ngọc Hoàng sai biến thành cầu để vợ chồng Ngưu lang có thể gặp nhau.

Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) tại Việt Nam còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” – cách gọi Ngưu Lang và Chức Nữ trong văn hóa người Việt Nam. Sở dĩ gọi là “ông Ngâu bà Ngâu” bởi vào ngày này, trời thường mưa rả rích trong suốt một ngày nên người ta gọi là mưa ngâu.

Mưa ngâu tương truyền chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” là vì vậy.

Điều đặc biệt với ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam đó là vào thời vua vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Theo những ghi chép lịch sử để lại, lúc này nhà vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức.

Vì vậy, vào ngày này hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.

Nếu trong ngày Thất Tịch mà trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Những việc không nên trong ngày lễ Thất Tịch?

Theo tâm linh, trong ngày Thất Tịch, mọi người không nên làm hai việc sau đó là kết nhân và làm nhà.

Không nên làm đám cưới, kết hôn

Người xưa kiêng cưới vào ngày 7/7 và cũng không có gặp nhau nói chuyện về cưới xin. Mọi người quan niệm, dù Ngưu Lang và Chức Nữ rất yêu nhau nhưng họ vẫn không thể trở thành một đôi vợ chồng hạnh phúc.

Bởi vì một năm họ chỉ có thể gặp nhau một lần trong ngày Thất Tịch duy nhất của năm. Nhiều người cho rằng đây là ngày không may mắn cho những ai có dự định tổ chức đám cưới, kết tóc trăm năm.

Cũng một lí do nữa là, trong thời gian này thời tiết thường xuất hiện mưa Ngâu nên cũng bất tiện cho cả gia đình hai bên. Trời mưa khiến cho không khí trở nên ảm đạm, thiếu sự vui vẻ và cũng làm cho việc phục vụ trở nên khó khăn.

Không nên xây dựng nhà cửa

Người ta cũng kỵ làm nhà trong tháng 7 âm lịch vì cho rằng đây là “tháng cô hồn”, là thời điểm ma quỷ được tự do lên trần gian để quấy phá.

Do đó, họ hình thành quan niệm rằng nếu làm nhà vào khoảng thời gian này thì việc thi công căn nhà sẽ không thuận lợi, dễ phát sinh sự cố hay những sai sót không mong muốn.

Và cũng một phần do thời tiết, thời tiết mưa nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tiến trình thi công xây dựng.

Ngày lễ Thất Tịch nên làm gì?

Vào ngày lễ Thất Tịch người ta thường ăn đậu đỏ và đi chùa cầu duyên

Theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.

Vào ngày Thất Tịch, bên cạnh việc trao cho nhau những lời yêu thương và thề hẹn thì các các đôi cũng nên đến chùa để cầu cho chuyện tình cảm của hai người được suôn sẻ.

Đối với những người còn “lẻ bóng” thì việc đi cầu duyên sẽ mang ý nghĩa là cầu cho đường tình duyên thuận lợi, sớm gặp được “nửa kia” của mình.

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi chắc chắn bạn sẽ biết ngày lễ Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc của ngày lễ này? Đặc biệt, là những việc nên và không nên làm trong ngày lễ Thất Tịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *