Để giúp các bạn hiểu hơn về hệ sinh thái cũng như vai trò của hệ sinh thái, cấu trúc hệ sinh thái và cách cân bằng hệ sinh thái…Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cục kỳ bổ ích mỗi khi bạn muốn có câu trả lời thích đáng đó là hệ sinh thái là gì ?

Hệ sinh thái là gi ?

+ Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống sót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh).

+ Hệ sinh thái có thể được nghiên cứu theo hai cách khác nhau. Người ta có thể coi hệ sinh thái là các tập hợp các nhóm thực vật và động vật phụ thuộc lẫn nhau, hoặc có thể nhìn hệ sinh thái là hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng được điều chỉnh bởi các quy tắc chung.

+ Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật, và giữa các sinh vật và môi trường của chúng. Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kỳ nhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt, và có giới hạn

Có bao nhiêu loại hệ sinh thái ?

Các hệ sinh thái trên cạn:

+ Các hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.

Các hệ sinh thái dưới nước:

– Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ), điển hình ở vùng ven biển là các vùng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển khơi.

– Các hệ sinh thái nước ngọt được chia ra thành các hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ…) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).

Các hệ sinh thái nhân tạo

+ Các hệ sinh thái nhân tạo như đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố… đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuốc sống của con người.

+ Trong nhiều hệ sinh thái nhân tạo, ngoài nguồn năng lượng sử dụng giống như các hệ sinh thái tự nhiên, để có hiệu quả sử dụng cao, người ta bổ sung thêm cho hệ sinh thái một nguồn vật chất và năng lượng khác, đồng thời thực hiện các biện pháp cải tạo hệ sinh thái.

Bạn có xem thêm cách chia hệ sinh thái theo kích thước lớn nhỏ như sau

  1. Hệ sinh thái nhỏ (chẳng hạn như các hồ nuôi cá )
  2. Hệ sinh thái vừa (một hồ chứa nước, một thảm rừng)
  3. Hệ sinh thái lớn (rừng, đại dương…).

Tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất được tổng hợp lại thành 1 hệ sinh thái quyển khổng lồ

Hệ sinh thái sẽ gồm có hai thành phần chính luôn có sự trao đổi chất, thông tin, năng lượng….với nhau.

  1. Vô sinh (bao gồm không khí, nước…)
  2. Sinh vật

Vai trò của hệ sinh thái

+ Hệ sinh thái lắm vai trò rất quan trong j trong cuộc sống chúng ta

+ Trái Đất chúng ta đang sống là một hệ sinh thái khổng lồ. Con người hàng ngày làm việc và tạo ra của cải vật chất, các loài động thực vật thì là nguồn thức ăn cho con người, vật nuôi giúp tinh thần được thoải mái hơn. Con người chặt phá rừng rồi lại đi cải tạo rừng, chăm bón,… Tất cả đề có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác qua lại lẫn nhau.

+ Các hệ sinh thái nhỏ là một phần của hệ sinh thái lớn. Nếu các hệ sinh thái nhỏ mà có vấn đề thì hệ sinh thái lớn – nơi mà con người đang sinh sống sẽ không thể phát triển nhanh chóng.

Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những gì ?

+ Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

  1. Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục…
  2. Sinh vật sản xuất là thực vật.
  3. Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
  4. Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm…

Cân bằng hệ sinh thái là gì ?

+ Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

+ Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ các thành phần này sang thành phần khác. Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.

+ Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

+ Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn định.

+ Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *