CPI là gì ? Có phải câu hỏi này bạn đang muốn tìm hiểu câu trả lời ? Nào hãy cùng kéo xuống bên dưới để đọc nội dung câu trả lời cho câu hỏi của các bạn nhé.

Định nghĩa về CPI

+ CPI là từ viết tắt của ” chỉ số tiêu dùng ” là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

CPI là gì ?

+ CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời gian cho các hàng hóa trong rổ hàng hóa và dịch vụ.

+ Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).

Cách tính chỉ số tiêu dùng ( CPI)

+ Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:

1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.

+ CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm phát CPI năm 2011 so với năm 2010 theo công thức sau:

Những vấn đề đặt ra khi tính chỉ số CPI

Vì phương pháp tính toán chỉ số giá tiêu dùng hiện nay là cố định giỏ hàng hóa cho nên sẽ đặt ra những vấn đề sau:

– Chỉ số CPI có khả năng sẽ phản ánh cao hơn thực tế vì khi một mặt hàng hay dịch vụ được chọn trong giỏ hàng hóa cố định tăng nhanh hơn các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng sản phẩm đó hơn và chuyển sang sử dụng một mặt hàng khác có giá hợp lý hơn.

– Chỉ số CPI không thể hiện được sự xuất hiện của những mặt hàng mới trên thị trường. Với một đơn vị tiền tệ, nếu có hàng hóa mới xuất hiện thì lựa chọn của người tiêu dùng cũng đa dạng hơn.

– Chỉ số CPI cũng không thể hiện được sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa. Nếu chất lượng hàng hóa tăng, kéo theo mức giá cũng tăng thì thực tế là mức giá đó vẫn không tăng.

Chỉ số  tiêu dùng ở Việt Nam

+ Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999.

+ Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực – Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá – Thể thao – Giải trí chỉ chiếm 3,8%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *