Chạy bộ luôn là một niềm yêu thích với đa số mọi người, bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần cho con người. Tuy vậy, bộ môn chạy bộ không đơn thuần chỉ là chạy đi càng nhanh càng tốt mà nó cũng có những bài tập nhất định.

Chạy bộ cũng có rất nhiều bài tập khác nhau. Trong đó, 5 kiểu bài tập chạy bộ căn bản và được nhiều người sử dụng để chạy bộ rất phổ biến và thường xuyên. Vì thế, nếu muốn cải thiện các thành tích chạy bộ của bản thân thì bạn cần tìm hiểu thêm về các bài tập này và áp dụng cho các buổi luyện tập của mình.

Chạy bộ là bộ môn khá đơn giản để có thể bắt đầu. Bạn chỉ cần có cho mình một bộ đồ thoải mái, một đôi giày hoàn hảo nhất là bạn có thể làm một runner rồi. Tuy vậy, khi đã quen với việc chạy bộ, bạn sẽ thấy rằng sẽ không dễ dàng mà duy trì cũng như nâng cao thành tích. Vì thế mà việc chạy bộ tốt hơn sẽ bắt nguồn từ những bài tập chạy cơ bản. Qua đó mà bạn có thể rèn luyện được sự dẻo dai và sức bền của bản thân.

5 kieu chay bo hieu qua
Chạy bộ với những bài tập đơn giản và hiệu quả

Quay trở lại với 5 bài tập, các bài tập này đã trở nên vô cùng phổ biến đối với một runner lâu năm hay những người có thành tích đáng kể trong việc chạy bộ. Vì thế, nếu muốn việc chạy bộ của mình được cải thiện tốt hơn thì hãy thực hiện 5 bài tập chạy bộ ngay sau đây.

 1. Recovery Run – Chạy phục hồi

Recovery Run có nghĩa là chạy phục hồi. Đây là bài tập với những lần chạy cự ly ngắn và có tốc độ chậm, vừa chạy vừa thư giãn, nhẹ nhàng.

Bài tập này giúp cho người tập duy trì thể lực cũng như thói quen chạy bộ của mình một cách tốt hơn. Không những thế mà bài tập này còn đảm bảo cho bạn có thời gian nghỉ ngơi, hồi sức. Vì thế mà mỗi lần tập luyện chạy bộ mức độ cao thì bạn nên áp dụng bài tập này để lấy lại cân bằng cho cơ thể. 

Khi thực hiện bài tập chạy phục hồi, hãy cố gắng giữ tốc độ chậm và thoải mái nhất. Không nên chạy quá nhanh sẽ chỉ khiến đôi chân của bạn thêm phần mệt mỏi và đau nhức hơn thôi.

Recovery Run giúp bạn duy trì thể lực của mình tốt hơn
Recovery Run giúp bạn duy trì thể lực của mình tốt hơn

2. Base Run – Chạy xây dựng nền tảng

Base Run được xem là bài tập chạy có cự ly trung bình ngắn và chạy với tốc độ trung bình của bản thân bạn. Nhờ đó mà bạn có thể cải thiện sức bền của bản thân. Cũng vì thế mà Base Run cũng được xem là bài tập cải thiện sức bền dành cho bạn.

Vậy nên, để có thể chạy đường dài một cách dẻo dai hơn thì bạn nên chú trọng bài tập chạy xây dựng nền tảng này. Thông qua nó mà bạn có thể cải thiện thể lực, kỹ năng hít thở, duy trì hô hấp cũng như kỹ thuật chạy của bản thân…

3. Long Run – Chạy dài

Long Run có nghĩa là “bài tập chạy dài” được rất nhiều runner áp dụng vì nó là bài tập phổ biến nhất.

Mục đích của Long Run chính là tận dụng hết sức để rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể và vượt qua giới hạn bản thân để nâng cao sức khỏe hơn nữa. Lưu ý rằng, cự ly hay thời gian của buổi tập luyện với bài tập Long Run này sẽ tùy vào thể trạng và khả năng chạy hiện tại của bạn.

4. Progressive Run – Chạy tăng tốc

Progressive Run là bài tập chạy tăng tốc. Đây được xem là bài tập chính thường được áp dụng nhiều nhất trong các buổi tập luyện. Bài tập này thường được kết hợp với bài tập Base Run (chạy nền tảng) như đã nói ở trên. 

Bài tập tăng tốc không chỉ áp dụng cho việc chạy bộ ngoài trời mà còn phổ biến với việc chạy bộ với máy tập chạy bộ giá rẻ tại nhà nữa đấy.

Ban đầu là chạy Base Run sau đó bạn có thể chuyển sang trạng thái Progressive Run bằng cách từ từ tăng đọc độ lên cho đến khi kết thúc. Vì thế mà cho đến giai đoạn cuối của bài tập Progressive Run chính là tốc độ cao nhất của bạn, tương đương với giới hạn của bạn.

Chạy tăng tốc cũng hiệu quả khi dùng máy chạy bộ giá rẻ tại nhà

5. Interval Run – Chạy biến tốc

Interval Run là một bài tập chạy khá thú vị, được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là chạy biến tốc hay chạy theo những đoạn ngắn. Qua đó mà bài tập này được ứng dụng trong việc luyện tốc độ, sức bền cũng như độ dẻo dai cho cơ thể.

Chạy biến tốc là sự kết hợp xen kẽ giữa chạy tốc độ cao và chạy với tốc độ chậm. Cũng có những trường hợp là kết hợp giữa chạy nhanh và đứng yên hồi sức. Nhờ những đoạn nghỉ giữa chừng như vậy mà bạn có thể nâng cao sức chạy của bản thân.

Trên đây là 5 bài tập chạy bộ cơ bản dành cho người mới bắt đầu như bạn. Hi vọng với những bài tập này, bạn sẽ cải thiện việc tập luyện chạy bộ được hiệu quả và chất lượng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *